Chương trình, nội dung giao lưu về nghiên cứu khoa học và giảng dạy.

 

GIAO LƯU, TRAO ĐỔI VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ GIẢNG DẠY VẬT LÝ
GIỮA ĐẠI HỌC DUY TÂN VÀ CÁC ĐOÀN

Thời gian: 8h00, ngày 22/04/2016 (Thứ sáu)

Địa điểm: P. 702, Trường ĐH Duy Tân, K7/25 Quang Trung, Đà Nẵng

Chủ trì: GS.TSKH. Vũ Xuân Quang

         

8h00-8h30

Báo cáo 1: Trường Đại học Dân lập Duy Tân với công tác nghiên cứu khoa học

Người trình bày: Hồ Khắc Hiếu

Cơ quan công tác: Viện Nghiên cứu và Phát triển CNC, Trường ĐH Duy Tân

Tóm tắt báo cáo: Công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong các khâu yếu nhất của các trường đại học tại Việt Nam nói chung và trường đại học ngoài công lập (ĐHNCL) nói riêng. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu một số giải pháp đã được thực hiện và những kết quả bước đầu thu được trong công tác NCKH của Trường Đại học Dân lập Duy Tân. Dù kết quả đạt được còn khá khiêm tốn nhưng rất đáng khích lệ và có thể trở thành mô hình để các Trường ĐHNCL quan tâm áp dụng.

 

8h30-9h00

Báo cáo 2:Some practical applications of first-principles calculation

Người trình bày: TS. Trần Văn Quảng

Cơ quan công tác: Bộ môn Vật lý, Trường ĐH Giao thông Vận tải

Tóm tắt báo cáo: Fist-principles calculation has been used extensively to predict, understand and enhance properties of materials from basic science to advanced technology. This talk overviews briefly the principle of density functional theory and methods to tackle Kohn-Sham equation. Its application is demonstrated by examining the ground state of several materials from well-known semiconductors such as silicon and its related compounds to some artificial compounds, such as SbxBi1-xTe3. We minimize the total energy to optimize crystal structure including atomic relaxation. The transport properties are interested in by analyzing electronic structure, especially the thermoelectric properties are emphasized.

 

9h00-9h20

Báo cáo 3: Nghiên cứu động học bóng khí sinh ra sau quá trình shock gây nên bởi tia laser trong môi trường chất lỏng

Người trình bày: TS. Nguyễn Thị Phương Thảo

Cơ quan công tác: Viện Nghiên cứu và Phát triển CNC, Trường ĐH Duy Tân

Tóm tắt báo cáo: “Khi hội tụ một chùm tia laser lên bề mặt vật rắn, chùm tia phá hủy một phần lớp vật liệu bề mặt và tạo nên lớp plasma áp suất cao. Lớp plasma này làm xuất hiện một bóng khí trên bề mặt vật thể. Bóng khí chứa các vật liệu hóa hơi ở áp suất cao, giãn nở trên bề mặt chất rắn cho đến khi áp suất trong lòng bóng khí cân bằng với áp suất chất lỏng bên ngoài. Sau đó bóng khí trải qua quá trình co lại cho đến khi áp suất bên trong đủ lớn để đảo ngược quá trình chuyển động một cách đột ngột và sinh ra một sóng shock thứ cấp. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kĩ thuật quay phim stroposcopic tốc độ cao kết hợp với kĩ thuật quang đàn hồi để quan sát và phân tích các đặc tính động học của bóng khí và sóng shock thứ cấp với độ phân giải thời gian lên đến micro giây.

 

9h20-9h30: Coffee break

 

9h30-10h00

Báo cáo 4: Về tích hợp và kiểm tra đánh giá trong chương trình THPT mới

Người trình bày: PGS.TS. Nguyễn Văn Khánh

Cơ quan công tác: Khoa Vật lý, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt báo cáo: Chủ đề này nói về khái niệm tích hợp trong dạy học và vì sao phải dạy tích hợp ở cấp học phổ thông. Chương trình phổ thông mới sẽ thiết kế theo quan điểm tích hợp như thế nào. Các khó khăn và thuận lợi khi dạy học tích hợp. Một số vấn đề về đề thi và đánh giá theo quan điểm phát huy năng lực ờ kỳ thi THPT quốc gia.

 

10h00-10h30

Báo cáo 5: Ứng dụng các mô hình vật lý trong nghiên cứu hành vi của sinh vật

Người trình bày: ThS. Nguyễn Phước Thể

Cơ quan công tác: Bộ môn Vật lý, Trường ĐH Duy Tân

Tóm tắt báo cáo: Ngày nay, sự phát triển của khoa học - công nghệ đạt trình độ cao, có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề không chỉ trong lĩnh vực vật lý có thể được áp dụng để nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau. Một trong số đó là lý thuyết mô phỏng đóng một vai trò ngày càng quan trọng đối với việc nghiên cứu các hệ phức tạp trong vật lý, hóa học, sinh học ... Cho đến nay, hành vi động học của các hệ sinh vật tồn tại nhiều vấn đề chưa được hiểu rõ, đòi hỏi có những nghiên cứu liên ngành, trongđó các mô hình vật lý luôn luôn đóng một vai trò quan trọng. Chẳng hạn như hành vi schooling, flocking, swarming được nghiên cứu nhiều trong thời gian gần đây bởi nhiều cách tiếp cận khác nhau ngoài sinh học. Chẳng hạn như mô hìnhtoán học Cucker-Smale (IEEE 52, 852-862 (2007)), mô hình vật lý của Vicsek (Phys. Rev. Lett. 75, 1226 (1995)) và Tones and Tu (Phys. Rev. Lett. 75, 4326 (1995))... Tham gia vào vấn đề này, chúng tôi sử dụng phương pháp mô phỏng và thu được một số kết quả quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức chung về hành vi của các sinh vật. Cụ thể, chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của các góc nhìn của động vật và giải quyết một số tồn tại hiện nay về vấn đề này. Ngoài ra, chúng tôi đề xuất hai mô hình mới để nghiên cứu, giải thích các hành vi chuyển pha để trên cơ sở mô hình của hệ spin vật lý. Điều này khẳng định rằng các phương pháp mô phỏng có một vai trò rất quan trọng đối với lĩnh vực khoa học liên ngành trong đó các lý thuyết vật lý luôn đóng một vai trò hàng đầu.